HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI KINH DOANH MỸ PHẨM NHƯNG KHÔNG THỰC HIỆN CÔNG BỐ
0 1 2 3 4

Hỗ trợ trực tuyến

    0986 708 677

Trang chủ >> HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI KINH DOANH MỸ PHẨM NHƯNG KHÔNG THỰC HIỆN CÔNG BỐ

HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI KINH DOANH MỸ PHẨM NHƯNG KHÔNG THỰC HIỆN CÔNG BỐ?

I. CÔNG BỐ MỸ PHẨM LÀ GÌ?

           Công bố mỹ phẩm là việc doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm hoặc đơn vị nhập khẩu mỹ phẩm (trường hợp nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài về) tiến hành thủ tục cần thiết để đăng ký lưu hành cho mỹ phẩm tại Việt Nam thông qua việc công bố mỹ phẩm tại cơ quan đăng ký (Sở y tế các tỉnh đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước hoặc Cục quản lý dược – Bộ Y tế đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu).

            Sau khi tiến hành đăng ký lưu hành mỹ phẩm, các cá nhân, tổ chức sẽ nhận được Phiếu công bố mỹ phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận công bố mỹ phẩm. Đây là giấy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung công bố trên giấy công bố là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về mỹ phẩm. Khi được cấp giấy công bố mỹ phẩm doanh nghiệp sẽ đủ điều kiện nhập khẩu (đối với mỹ phẩm sản xuất tại nước ngoài) và lưu hành mỹ phẩm trên thị trường.

II. HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI KINH DOANH MỸ PHẨM NHƯNG KHÔNG THỰC HIỆN CÔNG BỐ?

            Công bố mỹ phẩm là thủ tục vô cùng quan trọng và bắt buộc các chủ thể phải thực hiện trước khi đưa mỹ phẩm ra tiêu thụ trên thị trường. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm chưa công bố mỹ phẩm đối mặt với nguy cơ bị xử phạt nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện. Vậy kinh doanh mỹ phẩm chưa công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào? Hậu quả pháp lý đối với doanh nghiệp và những mặt hàng mỹ phẩm chưa được công bố ra sao?

A. Quy định xử phạt khi không công bố mỹ phẩm

            Công bố mỹ phẩm là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức kinh doanh mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra tiêu thụ trên thị trường. Do đó, nếu cá nhân, tổ chức vô tình hoặc cố ý không thực hiện sẽ bị xử phạt theo tùy trường hợp cụ thể. Căn cứ tại Điều 68 Nghị định 117/2020/NĐ-CP và Điều 48 (đối với trường hợp nhập khẩu), Điều 51 Nghị định 176/2013/NĐ-CP như sau:

Đối với quy định tại khoản 2 Điều 68 NĐ 117/2020 về vi phạm qui định về công bố sản phẩm mỹ phẩm

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông sau thời điểm số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn mà chưa công bố lại theo quy định của pháp luật.

Đối với quy định tại Điều 48 hình thức Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau:

a. Kê khai không trung thực các nội dung đã cam kết trong phiếu công bố mỹ phẩm.

b. Không công bố mỹ phẩm trước khi đưa mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật đối với nhà sản xuất, nhập khẩu.

 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm

Đối với quy định tại Điều 52 Nghị định 176/2013/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm dưới 20.000.000 đồng hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm từ 20.000.000 đồng trở lên tính theo giá bán đối với cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì;

b) Kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

c) Kinh doanh mỹ phẩm đã hết hạn sử dụng;

d) Kinh doanh mỹ phẩm chưa thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm;

đ) Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;

e) Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;

g) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.

B. Ngoài việc xử phạt tiền, tổ chức cá nhân vi phạm quy định về công bố mỹ phẩm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

           Theo Điều 68 NĐ 117/2020 hình thức xử phạt đối với tổ chức cá nhân vi phạm quy định về công bố mỹ phẩm là đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

           Ngoài ra còn có biện pháp khắc phục hậu quả như buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm đối với hành vi không thực hiện công bố mỹ phẩm trước khi đem lưu thông trên thị trường. Có thể bị cơ quan nhà nước thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm trong trường hợp đã được cấp số tiếp nhận nhưng kê khai không trung thực các hồ sơ, giấy tờ, thông tin đã công bố.

III. KẾT KUẬN

           Như vậy, có thể thấy, nếu muốn đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tiêu thụ thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố lưu hành trước, phải được cấp số tiếp nhận công bố mỹ phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra sản phẩm mỹ phẩm lưu thông trên thị trường, nếu phát hiện những hành vi vi phạm về công bố mỹ phẩm thì tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường sẽ bị xử phạt theo quy định.